Với công suất khai thác Bitcoin lên tới 1 gigawatt trong quý đầu tiên của năm 2023, Nga đã trở thành quốc gia miner lớn thứ hai trên thế giới.
Điều này được trích dẫn từ Bitriver, là pool đào lớn nhất của Nga, thông qua báo cáo của trang Moscow Times.
Hoa Kỳ vẫn đang giữ ngôi vương với sức mạnh khai thác 3-4 GW công suất. Sau thành tích của Nga là 1 GW, các nước xếp sau đó trong khoảng 700 MW năng lượng điện kết hợp. Trong khi đó, Trung Quốc đã hoàn toàn vắng mặt trong top 10 của Bitriver kể từ sau lệnh cấm crypto toàn diện hồi 2021.
Từ trước đến nay, Nga thường xếp thứ ba trong các thống kê liên quan đến năng lượng đào coin, xếp sau Kazakhstan. Tuy nhiên, từ cuối năm 2021, năng lực khai thác của Nga đã bỏ xa Kazakhstan và từng vượt mặt Mỹ, theo xác minh từ Cambridge Center for Alternative Finance (CCAF).
Bảng xếp hạng này thường bị chi phối sâu sắc bởi những biến động về mặt pháp lý, lấy đầu tàu Mỹ và Kazakhstan làm đơn cử.
Khó khăn cho thị trường Mỹ đến từ việc giá điện dâng cao và bãi bỏ các ưu đãi thuế, làm suy giảm lợi nhuận khai thác. Ngoài ra, phần lớn thiết bị đào được mua bằng tín dụng, vì vậy nhiều công ty nợ nần quá mức đang trong quá trình phá sản hoặc đã phá sản. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn đang dẫn đầu hasharte và chờ tín hiệu pháp lý từ giới chức quản lý.
Kazakhstan từng chiếm 18,1% hashrate toàn cầu vào cuối năm 2021 và giữ vị trí là cường quốc đào coin lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, sau những bất ổn chính trị kéo dài và cuộc khủng hoảng năng lượng làm rung chuyển nước này trong hàng thập kỷ, chính phủ nơi đây đã bắt đầu để mắt đến thợ đào.
Kazakhstan đã thực hiện một loạt các biện pháp hạn chế, bao gồm can thiệp đường truyền internet, tắt điện cho các cơ sở khai thác và đề xuất tăng gấp 5 lần thuế khai thác. Những hành động này đã gây ra tác hại đáng kể, làm giảm khả năng tính toán của quốc gia và giảm tỷ lệ băm của mạng Bitcoin toàn cầu xuống chỉ còn 6,4% vào năm 2023.

Bản đồ hashrate Bitcoin theo quốc gia vào tháng 01/2022, theo CCAF
Mặc dù tiền điện tử đã trở nên phổ biến đối với một số người, nhưng những người khác lại coi chúng là cách để các quốc gia như Nga lách lệnh trừng phạt do các quốc gia phương Tây áp đặt.
Trên thực tế, Nga đã chấp nhận việc sử dụng tiền điện tử, thậm chí còn xem xét việc sử dụng chúng cho các giao dịch với các tổ chức toàn cầu không thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Trung ương.
Đáp lại, Hoa Kỳ và EU đã đưa ra lệnh cấm đối với công dân và cư dân Nga giao dịch tiền điện tử như một phần của gói trừng phạt thứ 8 được thực hiện vào năm ngoái.
Giới chuyên gia cho rằng, thành tích của Nga hôm nay chủ yếu “nhờ” Kazakhstan. Ngoài ra, Nga được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển ngành khai khoáng nhờ khí hậu thuận lợi và giá điện thấp.
Tuy nhiên, các hoạt động khai thác tại Hoa Kỳ vẫn chưa trở nên rõ ràng và làn sóng hợp pháp của xứ sở cờ hoa có thể một lần nữa thiết lập lại trật tự xếp hạng. Nhưng với nguy cơ trừng phạt vẫn còn, còn quá sớm để nói liệu Mỹ có nhường ngôi cho Nga hay không.
Có thể bạn quan tâm: Sau ngày Arbitrum airdrop điên cuồng, 30% ví đủ điều kiện vẫn chưa nhận ARB
Crypto60s tổng hợp